TRANG CHỦ | Chia sẻ kiến thức

So sánh sự khác biệt nhân viên sales doanh nghiệp B2B và B2C


Đội ngũ nhân viên kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, bởi là người trực tiếp mang về doanh thu cho doanh nghiệp. Mỗi loại hình kinh doanh B2B hay B2C cũng đều cần lựa chọn được những nhân viên có tố chất tốt để giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển. Bài viết này sẽ giúp bạn chọn được một nhân viên sales tài năng.

Mô tả công việc của nhân viên sales

Mỗi loại hình kinh doanh sẽ có đội ngũ nhân viên kinh doanh khác nhau

Trước khi tìm hiểu nhân viên kinh doanh B2B và B2C là những gì chúng ta cần hiểu B2B và B2C nghĩa là gì? B2B là viết tắt của business to business, có thể hiểu một cách đơn giản hình thức kinh doanh này là hình thức phân phối sản phẩm đến các đại lý, doanh nghiệp,…. những cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để cùng đẩy mạnh kinh doanh. B2C, viết tắt của từ business to customer, đây là hình thức kinh doanh phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng để sử dụng sản phẩm.

Đặc thù của Sales là kinh doanh, hay nói cách khác là bán sản phẩm công ty cung cấp. Bởi vậy, nhân viên sales bắt buộc phải nắm vững các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Ở bất kỳ hình thức kinh doanh nào cũng đều tập trung tìm kiếm khách hàng, tư vấn sản phẩm, gói sản phẩm cung cấp.

Việc của họ là báo giá sản phẩm cho khách, đàm phán, thương thảo các hợp đồng mua bán, làm sao để có thể đẩy mạnh kinh doanh, tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Không chỉ vậy, nhân viên kinh doanh cũng cần gửi báo cáo cho cấp trên theo thời gian yêu cầu của từng doanh nghiệp. Đối với một số hình thức kinh doanh đặc thù, nhân viên kinh doanh cũng sẽ là người trực tiếp kiểm kê hàng hóa còn lại trong kho (thường là nhân viên kinh doanh tại cửa hàng)

So sánh nhân viên sale ở 2 loại hình kinh doanh B2B và B2C

Mỗi loại hình kinh doanh khác nhau, nhân viên kinh doanh cũng sẽ cần những yếu tố khác nhau để đạt được hiệu quả trong lĩnh vực của mình. Cùng tìm hiểu sự khác nhau và giống nhau giữa 2 loại hình nhân viên sales B2B và B2C.

Mỗi doanh nghiệp đều có đặc thù riêng nên nhiệm vụ và công việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh cũng sẽ khác nhau

Điểm giống nhau

Nhân viên sales ở 2 hình thức này đều phải thực hiện các công việc cần thiết của một nhân viên kinh doanh như đã kể trên. Nhiệm vụ của họ là tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Với một vài lĩnh vực, nhân viên kinh doanh cũng cần phối hợp với bộ phận marketing để tạo ra những chiến dịch thúc đẩy doanh nghiệp.

Làm sao để xây dựng đội ngũ nhân viên sales chất lượng nhất?

Dù là hình thức kinh doanh nào thì việc xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng chất lượng vẫn là vô cùng cần thiết. Có 4 bước để xây dựng cho doanh nghiệp một đội ngũ đạt yêu cầu.

Điểm khác nhau

Ở lĩnh vực kinh doanh B2B hay B2C thì nhân viên kinh doanh loại hình doanh nghiệp có sẽ có những kiến thức chuyên môn khác nhau.

Nhân viên sales B2B Nhân viên sales B2C

Đối tượng khách hàng mà nhân viên kinh doanh B2B hướng tới là các doanh nghiệp. Bởi vậy, việc đòi hỏi về kỹ năng chuyên môn, khả năng thuyết phục, đàm phán sẽ cao hơn. Hình thức kinh doanh này cũng sẽ yêu cầu tính an toàn cao do công việc phức tạp hơn. Với nhân viên kinh doanh theo hình thức B2B, việc đàm phán và giao dịch phải trải qua nhiều khâu và liên quan đến nhiều đối tượng hơn. Họ không chỉ cần phải đàm phán về giá, đặc tính sản phẩm mà còn yêu cầu đàm phán về thời gian hợp tác, hình thức và chi phí giao nhận hàng. Những thông tin này ảnh hưởng lớn đến kết quả cuộc đàm phán.

Đối tượng nhân viên kinh doanh B2C tiếp xúc là khách hàng, người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng. Bởi vậy, việc tiếp cận với khách hàng và tìm được nguồn khách ổn định của nhân viên kinh doanh B2C cũng dễ hơn. Nhân viên kinh doanh B2C hoàn toàn có thể tự tìm kiếm nguồn khách hàng từ những kênh thông tin cá nhân. Việc kết hợp tiếp xúc của nhân viên kinh doanh B2C với nhân viên marketing không nhiều. Thường họ chỉ làm theo các chương trình mà bộ phận tiếp thị truyền thông đưa về.

Nhân viên bán ở hình thức kinh doanh B2B thường sẽ sử dụng nguồn marketing của doanh nghiệp để tìm ra những doanh nghiệp đang có mong muốn hợp tác. Sau khi có được lượng danh sách nhất định, những nhân viên sales sẽ sử dụng email, điện thoại, website,…. để tiếp cận giới thiệu được sản phẩm của mình.  

 

Thiết lập mục tiêu để làm việc hiệu quả hơn

Bước 1: Thiết lập mục tiêu

Trở thành best seller của tháng, của quý hay của năm đối với mỗi nhân viên kinh doanh sẽ là mục tiêu của họ. Tuy nhiên đây chỉ là những mục tiêu ngắn hạn được thực hiện trong tuần, tháng. Rất ít nhân viên đăng mục tiêu dài hạn cho bản thân, vì vậy, bạn cần giúp nhân viên sales định hướng mục tiêu dài hạn như trở thành trưởng phòng hay giám đốc kinh doanh chi nhánh… Để từ đó đưa ra những thông tin mục tiêu ngắn hạn hiệu quả.

Bước 2: Xây dựng thói quen nêu ra vấn đề và giải quyết vấn đề cho nhân viên

Tránh tình trạng để nhân viên sales chỉ biết than vãn và chủ động hơn trong công việc, nhà quản lý nên tạo dựng cho nhân viên của mình thói quen nêu ra và giải quyết vấn đề. Việc này phải xây dựng một cách có hệ thống để nhân viên làm quen và chấp nhận. Nêu ra vấn đề trong các buổi họp để nhân viên đưa ra giải pháp cũng là phương pháp tốt.

Bước 3: Xác định nhiệm vụ rõ ràng, tạo động lực cho nhân viên bán hàng tốt nhất

Phân công nhiệm vụ, đặt chỉ tiêu theo tháng là cách để nhà quản trị tăng khả năng làm việc hiệu hiệu quả của đội ngũ nhân viên kinh doanh. Có thể thưởng cho họ nếu họ đạt được kết quả tốt. Ngoài ra, để tăng tính cạnh tranh trong công việc, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên tuyển dụng thêm nhân viên kinh doanh mới và cải thiện đội ngũ  nhân viên chất lượng kém trong doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp những nhân viên kinh doanh còn lại làm việc hiệu quả hơn.

Bước 4: Quản lý tốt hệ thống nhân viên sales bằng phần mềm quản lý 3T-CRM

3T-CRM là bộ phần mềm hỗ trợ Quản trị và Điều hành doanh nghiệp ở các nghiệp vụ: Quản trị công việc và dự án, Quản trị nhân sự, Quản trị nội bộ và Quản trị quan hệ khách hàng và bán hàng.

Nhà quản lý có thể tham khảo ứng dụng các phần mềm trên vào hoạt động quản trị nhân sự, quản lý hoạt động bán hàng, tư vấn khách hàng của đội ngũ nhân sự sales.

Ví dụ, cụ thể như ứng dụng phần mềm quản trị nhân sự 3T-CRM HRM vào việc quản lý hồ sơ, KPI nhân sự bộ phận Sales. Hay sử dụng phần mềm quản trị công việc/ dự án 3T-CRM để quản lý và giám sát tiến độ công việc của salers. Nổi bật, thông qua 3T-CRM, giám đốc kinh doanh có thể kiểm tra vị trí thực tế, giám sát công việc của nhân sự kinh doanh khi làm việc ở ngoài văn phòng thông qua hệ thống bản đồ số GPS được ứng dụng trên hệ thống.

Ngoài ra, để xây dựng được đội ngũ nhân sự sales chất lượng, nắm rõ được nhân sự đó đã tư vấn khách hàng nào, tư vấn thế nào, hiệu quả ra sao, các nhà quản lý sẽ ứng dụng phần mềm quản trị quan hệ khách hàng, bán hàng 3T-CRM đặc biệt phù hợp với Sale B2B.